Cách Phân Biệt Các Chất Liệu Vải Thun

Cách Phân Biệt Các Chất Liệu Vải Thun

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải thun, tính chất, ưu nhược điểm và giá thành của mỗi loại đều có nhiều điểm khác biệt do vậy một người bình thường khó nhận biết được chính xác loại nào, mặc dù kiến thức về các loại vải thun đều rất đơn giản và cách nhận biết chúng cũng không hề khó.cac loai vai thun

Khi đã nắm được những kiến thức cơ bản này bạn hoàn toàn có thể tự kiểm nghiệm để có cái nhìn thực tế hơn, mang tới nhiều lợi ích khi bạn đi mua áo thun hoặc đặt may áo thun theo yêu cầu, và khi đó bạn hoàn toàn có thể tránh được những nhầm lẫn không đáng có.

vai thun hat me

Có 3 cách chính để phân loại vải thun hiện nay

1.Độ co giãn của vải.
2. Tỉ lệ phần trăm giữa sợi cotton và sợi poly trong thành phần vải.
3. Kiểu dệt vải (tiêu chí chung áp dụng cho mọi loại vải).

1. Phân loại vải thun dựa vào độ co giãn

Đây là tiêu chí quyết định đến việc lựa chọn loại vải sao cho phù hợp với tính chất công việc của người mặc. Có 2 kiểu co giãn của vải thun hiện nay là vải thun 4 chiều và vải thun 2 chiều.

Vải thun 4 chiều: Là loại vải co giãn 4 theo chiều khi ta kéo giãn mảnh vải. Khi kéo mảnh vải, thì các sợi vải được kéo giãn ra theo 4 chiều: 2 chiều chịu lựa kéo và 2 chiều hai bên.vai thun co gian 4 chieu

Khi bạn dùng lực kéo vải thun theo chiều ngang và chiều dọc thì vải đều co giãn được. Vải co giãn 4 chiều có mức độ co giãn đàn hồi tốt nhất do đó sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn cho người mặc trong quá trình lao động ngoài trời và vui chơi. Chính vì có nhiều ưu điểm, vải thun chiều thường có giá thành cao hơn vải co giãn 2 chiều khoảng hai mươi đến ba mươi nghìn trên một kilogram vải.

cai thun co gian 2 chieuVải thun 2 chiều: Là loại vải thun chỉ có thể co giãn theo 2 chiều chịu lực khi ta kéo dãn mảnh vải hay nói cách khác khi bạn dùng lực kéo thì vải thun 2 chiều chỉ co giãn được theo chiều ngang hoặc chiều dọc, thường là chiều ngang hơn là chiều dọc.

Mức độ đàn hồi và co giãn của loại vải thun 2 chiều thấp hơn so với loại vải thun 4 chiều vì vậy không mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc bằng loại vải 4 chiều. Đương nhiên giá thành của nó cũng thấp hơn loại vải thun 4 chiều khá nhiều.

2. Phân loại vải thun theo tỉ lệ phần trăm sợi cotton và sợi PE

Đây là tiêu chí quan trọng để xét đến độ bền và mức độ thoáng mát chất vải. Hiện nay vải thun là loại vải được cấu thành từ 2 thành phần chính đó là sợi cotton (hay còn gọi là sợi bông thiên nhiên, chuyên sâu hơn gọi là sợi xenluloxo) và sợi PE (sợi vải tổng hợp polyester có nguồn gốc từ than đá và dầu mỏ hay còn gọi là sợi nhân tạo).

Vải càng có nhiều thành phần là cotton thì càng thấm hút mồ hôi tốt và sẽ mang lại cảm giác thoáng mát khi mặc thích hợp với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam, có thể gọi là hàng cao cấp mới dùng chất liệu vải này.vai thun tron

Vải có thành phần PE cao thì không thấm hút mồ hôi tốt do đó khi mặc sẽ không được mát như vải có thành phần cotton cao. Vải có thành phần cotton càng cao thì chất vải càng mềm, dễ bị nhăn, bề mặt vải không bóng láng. Vải có thành phần PE cao thì ngược lại.

>> Nếu là người hoạt động ngoài trời hoặc thường làm những công việc vận động mạnh thì không nên lựa chọn vải có thành phần PE cao để may áo. Hiện nay tại thị trường Việt Nam, vải thun xét theo tỉ lệ phần trăm cotton và PE được chi làm 4 loại chính là:

– Vải thun 100% cotton:

Nguồn gốc: có nguồn gốc từ sợi bông tự nhiên sợi cotton

Cách phân biệt:
– Khi nhìn vào bề mặt vải 100% cotton sẽ thấy sắc mầu hơi trầm, bề mặt nhẵn mịn, sờ vào mát tay
– Khi đốt vải 100%cotton sẽ cháy rất nhanh, có mùi như giấy cháy, tro vải có màu xám, mịn và tan nhanh.
– Khi cho vải 100%cotton vào nước vải sẽ thấm nước rất nhanh, diện tích loang nước rộng, khi vò nhẹ để lại vết nhăn.

Ưu điểm:

Là loại vải mềm mịn, hút ẩm rất tốt, thấm mồ hôi, giảm nhiệt rất tốt tạo cảm giác thoải mái, thoáng mát cho người mặc đặc biệt là bạn sẽ không khi nào phải lo về vấn đề kích thích da như đối với vải PE,. Rất thích hợp để may đồng phục cho những nhân viên thường phải hoạt động mạnh hay làm việc ngoài trời. Ngoài ra vải thun 100% cotton luôn là loại vải mềm và nhẹ nên đặc biệt thích hợp cho làn da trẻ em và người già

Nhược điểm:

Loại vải này có mức giá cao nhất so với các loại vải khác(sản phẩm có phần trăm cotton càng cao thì giá thành càng cao), là loại vải dễ bị nhăn, form vải không được cứng cáp, thường co rút nhiều trong lần giặt đầu, chất vải khô, độ bền kém hơn các loại vải có pha sợi nylon (PE) như vải cotton 65/35 hoặc cotton 35/65.vai thun ca map

Vải Cotton 65/35 (Vải CVC hay 65/35)

Nguồn gốc: đây là sợi pha giữa sợi cotton và sợi polyester theo tỉ lệ 65% xơ cotton và 35% xơ polyester (nylon).

Cách phân biệt:
– Dùng lửa đốt sẽ cháy nhanh, có chút mùi nhựa, tro gần như tan hết.
– Khi đem thấm nước sẽ thấm nhanh, vò nhẹ không bị nhàu.

Ưu điểm: Có độ hút ẩm khá tốt do có thành phần sợ cotton khá cao, tạo cảm giác thoáng mát và thoải mái khi mặc, form vải cứng cáp hơn, ít bị nhăn hơn, có độ bền cao hơn và giá thành thấp hơn so với vải thun 100% cotton. Đây là loại vải được khách hàng lựa chọn nhiều nhất khi đặt may áo thun tại xưởng may.

Nhược điểm: Cảm giác thoáng mát kém hơn vải thun 100% cotton nhưng không đáng kể, giá thành vẫn cao.

– Vải thun 35/65 (hay còn gọi là Vải thun Tixi hay TC)

Nguồn gốc: đây là sợi pha giữa sợi cotton và sợi polyester theo tỉ lệ 35% xơ cotton và 65% xơ polyester.

Cách phân biệt:
– Dùng lửa đốt vải 35/65 sẽ cháy hơi chậm, có mùi nhựa, tro hơi vón cục, khi bóp không tan hết.
– Khi đem thấm nước sẽ thấm chậm, vò nhẹ không bị nhàu.

Ưu điểm: Vải có độ bền cao, hầu như không nhăn và giá thành trung bình, hút ẩm khá, khi mặc tương đối mát.

Nhược điểm: Do tỉ lệ cotton thấp và PE cao nên độ hút ẩm và độ thấm hút mồ hôi kém hơn so với 2 kiểu vải ở trên, vải mặc hơi nóng , không hoàn toàn thoải mái khi người mặc phải lao động mạnh hoặc làm việc ngoài trời.

– Vải thun PE

Nguồn gốc: thành phần gồm 100% sợi polyester. Sợi này còn có tên gọi khác là sợi nylon.

Sợi PE

Cách phân biệt:
– Khi nhìn vào bề mặt vải 100% PE thấy có độ sáng hơi bóng, nhìn kỹ bề mặt có nhiều lông nhỏ, sờ vào cảm giác nóng. Áo dùng vải 100%PE mặc lâu ngày bị xù lông.
– Khi đem đốt vải 100% PE bắt lửa kém, không cháy ngay mà xoắn vào thành cục (như khi đốt nylon). Khi cháy có mùi khét như mùi nylon cháy, tro vén thành cục lớn, không tan.
– Khi cho vải 100% PE vào nước sẽ thấm nước sẽ thấm rất chậm, vò không bị nhàu.

Ưu điểm: vải thun 100% PE là dễ nhuộm màu. Vải có form cứng cáp, chống bụi, chống nhăn, nhiều màu sắc, in ấn đẹp và dễ dàng làm sạch, đồ bền rất cao, giá thành thấp nhất trong 4 loại vải trên. Vì là loại vải có giá thành mềm nhất và có độ bền cao nên được khá nhiều khách hàng chọn lựa.

Nhược điểm:vai thun ca sau hút ẩm rất kém, mang lại cảm giác nóng bức, không thoải mái cho người mặc.

3. Phân loại vải thun theo kiểu dệt vải

Đây cũng là một tiêu chí quan trọng để phân loại vải thun và cũng là yếu tố quyết định đến bề mặt bên ngoài của loại vải. Tùy vào kiểu dệt mà những sợi vải sẽ tạo nền những bề mặt vải khác nhau. Trong đó vải thun cơ bản nhất là kiểu dệt Single (vải thun trơn), dệt kiểu cá sấu và dệt kiểu cá mập.

Ngoài ra còn có những kiểu dệt khác như : dệt kiểu da cá, dệt kiểu mè (vải thun mè). Dựa vào mắt thường khi xem xét kĩ ta hoàn toàn có thể phân biệt được 3 loại vải thun được dệt bởi 3 kiểu dệt khác nhau đó là vải thun trơn, vải thun may áo polo (vải cá sấu, vải cá mập) và vải thun lạnh.

Phân loại theo cách dệt vải

– Vải thun trơn: Được dệt bằng kiểu dệt Single, tạo ra 1 mặt trái và 1 mặt phải. Đây là loại vải thun rẻ tiền và phổ biến nhất trên thị trường, có thể may được nhiều kiểu áo thun khác nhau như áo thun cổ tròn, áo thun cổ tim, áo thun cổ trụ, áo thun raglan. Đây là loại vải nhẹ, có bề mặt láng mịn do nó là kiểu vải được dệt theo phương pháp mà các sợi vải sát nhau theo 1 chiều (kiểu dệt Single).

+ Vải thun may áo polo: Có 2 loại vải trong nhóm này đó là vải thun cá sấu và vải thun cá mập, cả 2 loại vải thuộc nhóm này đều chỉ thích hợp dùng để may áo thun cổ trụ hay còn gọi là áo thun cổ bẻ, áo thun polo. Người ta không dùng nó để may áo thun cổ tròn, cổ tim hoặc áo thun raglan.

+ Vải thun cá sấu: Loại vải này mắt lưới dệt to hơn vải thun trơn( lỗ lưới đan dệt to hơn) đan nhau như những xích và có độ nhám chứ không láng mịn như thun trơn. Xuất hiện đầu tiên tại Pháp năm 1933 , là loại vải được dùng để may các loại áo thun của hãng thời trang danh tiếng Lacoste có biểu tượng là hình con cá sấu nên được gọi thông dụng là vải thun cá sấu.

+ Vải thun cá mập: Kiểu dệt kim giống như vải thun cá sấu nhưng có mắt lưới vải to hơn nên bề mặt vải không mịn bằng vải cá sấu, chất vải thô hơn, cứng hơn và nhám hơn, độ co giãn cũng kém hơn. Vải có giá thành thấp hơn vải thun cá sấu một chút.

+ Vải thun lạnh: Là loại vải có thành phần 100% là sợi PE. Bề mặt vải bóng láng, co giãn rất ít, không nhăn, không có lông vải (không bao giờ xù lông) . Vải mè cũng là 1 loại thun lạnh, có hạt giống như hạt mè trên mặt vải. Vải có giá thành thấp nhất nên thường được nhiều khách hàng chọn lựa.

Với cuộc sống hiện đại ngày nay, việc đặt may áo thun sử dụng làm đồng phục cho công ty, quán cafe hay một đơn vị kinh doanh tư nhân nào đó đã trở nên rất phổ biến. Doanh nghiệp, công ty hay trường học của bạn đã có dự định may áo thun theo yêu cầu có in thêu logo để làm áo thun đồng phục lớp, áo thun quảng cáo, áo thun quà tặng sự kiện hay đơn giản chỉ là làm áo thun đồng phục công ty mà vẫn còn lo lắng vì chưa có được những thông tin cần thiết về chất liệu vải, mẫu mã thiết kế áo và giá thành sản phẩm.

Hiện nay có rất nhiều các cơ sở nhận may áo thun đồng phục hay còn gọi là may áo thun theo đơn đặt hàng, với dịch vụ đó khách hàng có thể tự do chọn lựa mẫu vải, tự đưa ra thiết kế và hai bên có thể tiến đến thỏa thuận giá cả để kí hợp đồng. Chúng tôi hy vọng rằng đây là một bài viết hữu ích để bạn có thể phân loại vải thun một cách dễ dàng và mang tới lợi ích khi mua hay đặt may áo thun.

 

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *